Đồ dùng bằng sành sứ
Một số đồ gốm sứ hàng ngày như đĩa, bát, cốc có thể rửa bằng máy rửa bát.
Các vật dụng được trang trí bằng sơn mài, có viền kim loại hoặc các bộ đồ ăn cao cấp có nhiều họa tiết trang trí đều không nên cho vào máy do chúng có khả năng bị bong tróc hoặc phai màu khi gặp nhiệt độ cao và bị mài mòn do chất tẩy rửa.
Các loại hộp đựng thực phẩm bằng nhựa
Các vật dụng bằng nhựa cứng có thể được đặt ở giá trên cùng, nhưng nhựa mỏng, các loại sợi nhựa tổng hợp hoặc nhựa dùng một lần (chịu nhiệt kém) có nguy cơ biến dạng hoặc đổi màu. Bạn hãy lưu ý đọc thông tin sản phẩm trước khi cho vào máy rửa bát để rửa nhé.
Các vật dụng bằng thép không gỉ
Hầu hết các loại khay đựng, bát, cốc, thìa muỗng đong bằng thép không gỉ đều có thể cho vào rửa bằng máy rửa bát. Nhưng để chắc chắn hơn bạn vẫn nên kiểm tra hướng dẫn của Nhà sản xuất.
Nồi, chảo gang và các dụng cụ nấu nướng phủ chống dính
Tuyệt đối không nên cho gang, gang tráng men và hầu hết các loại nồi, chảo bằng nhôm, những vật dụng có phủ lớp chống dính như xoong, chảo chống dính, các nồi nướng vào máy rửa bát. Áp lực nước, nhiệt độ cao và chất tẩy rửa sẽ loại bỏ các loại dầu cần thiết khỏi gang, làm hỏng hoặc sẽ gây ra bong tróc, phá hủy lớp chống dính, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng. Vậy nên những vật dụng này nên được rửa bằng tay để đảm bảo an toàn.
Các loại ly cốc uống rượu bằng pha lê
Phần lớn các loại ly uống rượu, uống nước hàng ngày dày dặn đều có thể sử dụng máy rửa bát để rửa, nhưng các đồ thủy tinh mỏng dễ vỡ, thủy tinh được thổi hoặc sơn bằng tay, ly pha lê cao cấp nên được rửa bằng tay để tránh vỡ, ố vàng hoặc ăn mòn do tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh.
Thêm vào đó là các loại chai lọ có miệng dài và nhỏ rất khó có thể làm sạch hoàn toàn khi vệ sinh bằng máy rửa bát. Tùy thuộc vào cách sắp xếp nhưng do đường kính miệng nhỏ nên đôi lúc máy sẽ không thể phun nước và rửa sạch mọi ngóc ngách trong chai.
Các dụng cụ bằng silicon
Hầu hết các dụng cụ bằng silicon, như thìa và nĩa đều có thể rửa được bằng máy rửa bát. Bạn nên đặt chúng vào giá đựng riêng biệt.
Dao, kéo và các vật dụng sắc nhọn
Dao, kéo tưởng chừng có thể làm sạch tốt bằng máy rửa bát, nhưng thật ra chúng có thể bị khía hoặc bị cùn, không còn sắc bén như lúc ban đầu nếu rửa lâu ngày. Thậm chí dao, kéo sắc nhọn có thể làm hỏng giá đỡ của máy rửa bát. Vì vậy bạn nên rửa sạch chúng bằng tay thay vì sử dụng máy rửa bát.
Các loại cốc và bình giữ nhiệt
Nước ở nhiệt độ cao và áp lực mạnh có thể làm hỏng lớp đệm và lớp cách nhiệt, vì vậy bạn hãy rửa chúng bằng tay để đảm bảo giữ được chất lượng của chúng.
Các vật dụng mạ vàng, mạ bạc hoặc mạ đồng
Những đồ vật mạ đồng hay mạ vàng cũng không được dùng với máy rửa bát vì chúng rất dễ bị oxy hóa và đổi màu, gây mất thẩm mỹ và không tốt cho sức khỏe.
Tốt nhất bạn nên rửa các vật dụng mạ bạc và vàng bằng tay để tránh bị xỉn màu và các phản ứng hóa học khác.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp giải đáp thắc mắc về những vật dụng nhà bếp nào có thể hay không được phép rửa bằng máy rửa bát để sử dụng thiết bị cũng như vật dụng được bền lâu hơn. Theo dõi thêm các bài viết của Zemmer để cùng tìm hiểu nhiều kiến thức thú vị khi sử dụng các thiết bị nhà bếp nhé.