Top 6 thói quen khi rửa bát gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe, thay đổi ngay để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn

Bát đũa vốn là những đồ dùng vô cùng thân thuộc, sử dụng đến hàng ngày. Việc vệ sinh bát đũa dường như cũng rất đơn giản với mỗi gia đình. Tuy nhiên, có những thói quen tưởng chừng vô hại khi rửa bát lại âm thầm phá hoại sức khỏe gia đình bạn, vì vậy không thể chủ quan dù chỉ là những hành động rất nhỏ. Cùng Zemmer khám phá những thói quen khi rửa bát gây hại cho sức khỏe mà bạn cần thay đổi ngay hôm nay.

1. Chà xát mạnh cả nắm đũa 

Theo như TS. BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: “Khi cầm bó đũa chà xát vào nhau thay vì dùng tay hoặc khăn/bọt biển rửa bát để làm sạch từng chiếc đũa một, lực ma sát giữa các cạnh của chiếc đũa tạo ra vết xước nhỏ trên đũa. Điều này vô tình khiến cho việc tẩy rửa, làm sạch đũa trở nên khó khăn hơn do thức ăn dễ tồn đọng trong các kẽ hở này, lâu ngày vi khuẩn có thể phát triển bên trong các kẽ hở này, chúng sinh ra các chất độc hoặc nấm mốc, chẳng hạn như aflatoxin – chất độc có thể làm tăng nguy cơ ung thư, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và nôn mửa“.

Cách làm đúng: Dùng miếng rửa bát rửa sạch từng chiếc đũa để loại bỏ dầu mỡ và bọt xà phòng bám trên đó. Nếu đũa dính chất nhờn khó làm sạch, có thể dùng nước nóng tráng qua trước, sau đó rửa sạch lại rồi lau khô hoặc phơi nắng.

2. Đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa bẩn

Phần lớn mọi người cho rằng đổ chất tẩy rửa trực tiếp vào bát đĩa sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hơn, nhưng trên thực tế lại vô tình lại trở thành lạm dụng chất tẩy rửa và gây lãng phí nước. Nếu sau đó rửa không kỹ, chất tẩy rửa còn bám dính, còn sót lại trên bát đĩa sẽ xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng tới đường ruột, gây một số triệu chứng của đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng…

Cách làm đúng: Bạn nên cho một ít nước rửa chén vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa như bình thường. Sau khi rửa sạch bát với nước sạch, bạn nên dùng khăn khô lau qua, phơi ở nơi thoáng mát.

3. Lạm dụng chất tẩy rửa

Do cơ chế của nước rửa bát là dùng hóa chất để tách chất bẩn ra khỏi đồ dùng, nhờ vậy có thể làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn bám trên bát đĩa. Nên việc lạm dụng nước rửa bát rất nguy hiểm vì bạn cần rửa nhiều lần để làm sạch hết hóa chất. Hóa chất tồn dư trên bát đĩa sẽ thôi nhiễm với đồ ăn trong những lần sử dụng sau đó, trong một thời gian dài chúng sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.

Cách làm đúng: Có thể tận dụng các chất tẩy rửa tự nhiên như nước vo gạo, muối hoặc vỏ chanh. Nếu dùng nước rửa bát đĩa, nên tráng bát đĩa nhiều lần dưới vòi nước.

5. Không khử trùng bát đĩa

Bát đĩa dù có sạch đến đâu cũng không thể rửa trôi hết vi khuẩn, các thí nghiệm khoa học cho thấy, dụng cụ ăn uống dù đã rửa sạch thì hiệu quả cũng chỉ đạt khoảng 80% và vẫn còn nhiều vi khuẩn tồn tại nên khử trùng thường xuyên là cách tốt nhất.

Sử dụng máy rửa bát để sấy khô và khử trùng bát đĩa hàng ngày

Cách làm đúng: Giữ thói quen sử dụng máy rửa bát để sấy bát và tiệt trùng bát đĩa ở nhiệt độ cao. Nếu không có máy rửa bát, có thể ngâm bát đĩa trong nước sôi khoảng 3 đến 5 phút. Đây là cách khử trùng truyền thống nhưng có tác dụng rất tốt.

5. Sử dụng bộ đồ ăn trong nhiều năm

Rất nhiều gia đình vẫn chưa có thói quen thay thế định kỳ bộ bát đĩa, đặc biệt với đũa và thớt, những đồ được làm chủ yếu từ gỗ. Hai loại vật dụng này là nơi rất dễ tích tụ vi khuẩn và nấm mốc.

Cách làm đúng: Thay thế bộ đồ ăn thường xuyên. Nếu có đốm, vết nứt hoặc nấm mốc trên đũa hoặc thớt, cần thay thế cái mới. Đồng thời bát đĩa nên được sắp xếp thông thoáng, ngăn nắp, dễ dàng thoát nước còn đọng lại sau quá trình rửa.

Bát đĩa được sắp xếp ngay ngắn, khô ráo trên dàn để

6. Lâu không thay miếng rửa bát

Theo một nghiên cứu của Charles Gerba – nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, trung bình sẽ có khoảng 10 triệu vi khuẩn/2.54cm2 trong mỗi miếng rửa chén, con số này chỉ tầm 50 vi khuẩn/2.54cm2 trên bồn cầu mà thôi. Chưa kể chúng còn phát triển và phân chia mỗi 20 phút, làm miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 bồn cầu và gấp 20.000 lần khăn lau bếp. Nếu không có thói quen thay thế miếng rửa bát thường xuyên thì tỉ lệ nhiễm bệnh là rất lớn.

Cách làm đúng: Hai tuần một lần nên thay miếng rửa bát mới. Trong nhà bếp, khăn lau cũng nên phân loại hợp lí để tránh vi khuẩn lan truyền lẫn nhau. Miếng rửa bát sau khi rửa xong cũng nên được phơi khô thật kỹ.

Trên đây là tổng hợp 6 thói quen khi rửa bát gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của gia đình bạn. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn chăm sóc cho bản thân và những người thân yêu của mình an toàn và khoa học hơn.